5 Bước đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hữu cơ như rau, trái cây tươi

Hiện nay, các chị em phụ nữ rất ưa chuộng sử dụng các loại thực phẩm sạch được chế biến và sản xuất theo dây chuyền khép kín, hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc hay phân bón thành phần hóa học. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhiều doanh nghiệp chọn đầu tư sản xuất sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường với giá thành sản phẩm cao gấp nhiều lần so các loại sản phẩm tượng tư sản xuất theo công nghệ truyền thống, thủ công. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn 5 Bước đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hữu cơ như rau, trái cây tươi.

1.Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Thứ nhất, pháp luật có cơ chế bảo hộ chặt chẽ với các nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bạn như sao chép, đạo nhái, làm nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bạn,… Điều này giúp giảm thiểu được các hành vi của tổ chức, cá nhân khác làm phương hại đến quyền và lợi ích của bạn với nhãn hiệu đã đăng ký.

Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là căn cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của bạn với nhãn hiệu đó. Và đây sẽ là chứng cứ bắt buộc phải cung cấp trước tòa khi các bên xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu

Thứ ba, nhãn hiệu giúp bạn dễ dàng xây dựng và quảng bá hình ảnh của công ty doanh nghiệp với người tiêu dùng. Giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của bạn với tổ chức, cá nhân khác.

2. Các bước đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hữu cơ

Bước 1: Xác định phân nhóm của sản phẩm

Việc phân nhóm sản phẩm được dựa vào Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế Nice. Theo đó, các sản phẩm từ thiên nhiên chưa qua chế biến được phân loại vào nhóm 31.

Ví dụ Nhãn hiệu Vineco cho nhóm này bao gồm các sản phẩm:

Bước 2: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu

Việc tra cứu là không bắt buộc, nhưng luôn khuyến khích tra cứu để tránh việc đã có tổ chức, cá nhân nhãn hiệu tương tự, trùng với nhãn hiệu bạn đang chuẩn bị đăng ký, mà mình vẫn đi đăng ký thì khả năng được bảo hộ là không cao.

Bước 3: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định chi tiết, rõ ràng về thành phần hồ sơ, mẫu tờ khai, mẫu nhãn hiệu, tài liệu kèm theo trong Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó cần đảm bảo yêu cầu về chính xác nội dung thông tin cung cấp trong đơn và số lượng như Cục yêu cầu. Nên kiểm tra kỹ trước khi nộp đơn để tránh việc sai sót, thiếu hồ sơ, … sẽ trở thành nguyên nhân của bạn lâu được giải quyết và chậm có kết quả.

Bước 4: Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:

  • Trụ sở cục Sở hữu trí tuệ địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hoặc nộp tại các văn phòng đại diện  của  Cục sở hữu trí tiệ bao gồm:
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hoặc nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và chờ kết quả.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về “5 Bước đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hữu cơ như rau, trái cây tươi”, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *