Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ, ở đây là Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên không phải ai cũng có quyền đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp. Pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định chi tiết các chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định các tổ chức, cá nhân sau đây được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

+ Tác giả (tức là người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức lao động sáng tạo của bản thân mình). Nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp.

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác.

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra. Hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký. Và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

+ Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Nhằm kế thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. Kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *