Đăng ký nhãn hiệu cho phân bón

Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường phân bón luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược về kinh doanh phân bón, luôn chọn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phân bón mà mình dự định đưa ra thị trường. Cùng tìm hiểu về Đăng ký nhãn hiệu cho phân bón

1. Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu cho phân bón

Thực tế, khi đưa vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm phân bón, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các vấn đề như:

  • Doanh nghiệp in ấn tên sản phẩm, logo lên bao bì sản phẩm. Và tên sản phẩm bị trùng hay tương tự với công ty B. Do đó, công ty B khởi kiện doanh nghiệp đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Khi thương hiệu phát triển, dễ có bên khác dựa vào thương hiệu đó để làm nhái, làm giả sản phẩm. Điều này dễ khiến khách hàng hiểu lầm về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu. Vậy, phải bảo vệ thương hiệu bằng cách nào?
  • Doanh nghiệp muốn bán cho bên khác sử dụng, khi ký kết hợp đồng, cần phải chứng minh được quyền sở hữu của mình với thương hiệu đó. Vậy, làm sao để chứng minh nhanh chóng quyền của mình đây?
  • Hay chủ doanh nghiệp muốn mở thêm địa điểm kinh doanh khác để mở rộng địa bàn kinh doanh.
Giải pháp chung cho các trường hợp trên là đăng ký nhãn hiệu. Bởi:
  • Kết quả của đăng ký nhãn hiệu là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu có quyền sử dụng nhãn, ngăn cấm người khác vi phạm quyền của mình,…

2. Quy trình dăng ký nhãn hiệu cho phân bón

Bước 1: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu

Sử dụng dịch vụ pháp lý của Bris Law, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra xem đã có bên nào sử dụng nhãn hiệu đó chưa, khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công là bao nhiêu,…

Đây là bước cần thiết để giảm thiểu tối đa cho doanh nghiệp về chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu
  • Chuẩn bị các tài liệu bắt buộc và tài liệu khác
  • Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Theo dõi đơn, bổ sung các giấy tờ nếu Cục yêu cầu; trả lời công văn thẩm định hình thức, công văn thẩm định nội dung (nếu có)
  • Nộp phí, lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ
Bước 3: Công việc khác sau đăng ký nhãn hiệu

Khi nhãn hiệu đưa vào sử dụng, có thể có các vấn đề như quyền sử dụng nhãn hiệu bị xâm phạm, chuyển giao cho bên khác sử dụng, gia hạn văn bằng bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu liên kết,…

Khi gặp vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ đến Bris law để được tư vấn kịp thời.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Đối với trường hợp doanh nghiệp tự mình thực hiện thủ tục, cần chuẩn bị:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

Lưu ý: mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.

  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp sử dụng dịch vụ tại Bris law, khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký
  • Nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Ký các giấy tờ: Hợp đồng dịch vụ sở hữu trí tuệ, giấy ủy quyền.
Bris law, trên cơ sở giấy ủy quyền, sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, thông báo tiến độ thực hiện công việc đến khách hàng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 16, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com ; luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *