Giám định về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành

Bài viết dưới đây trình bày về chủ đề: “Giám định về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành”. Trong đó, nêu định nghĩa giám định sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao cần giám định sở hữu trí tuệ? Chủ thể nào có quyền thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ?

1. Giám định sở hữu trí tuệ là gì?

Giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019)

2. Tại sao cần giám định sở hữu trí tuệ?

Thực hiện việc giám định sở hữu trí tuệ để xác định một cách chính xác, hợp pháp, có căn cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể thế khác.

Việc yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ được chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân liên quan yêu cầu khi phát hiện hành vi xâm phạm. Hoặc cơ quan chức năng cũng có thể yêu cầu việc giám định để giải quyết tranh chấp giữa các bên hoặc thực hiện nghiệm vụ công việc, kết quả của hoạt động giám định là Phiếu giám định vi phạm sở hữu trí tuệ tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

3. Chủ thể có quyền thực hiện giám định sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019, có hai chủ tể sau:

STT Chủ thể Điều kiện
1 Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam a) Có nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

 

2 Cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức tốt;

d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về giám định về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *