Khái niệm, nguyên tắc và người có quyền khởi kiện trong tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay cùng với tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp tăng lên thì kéo theo đó là ngày càng nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Để bảo đảm quyền sở hữu công nghiệp thì cần tìm hiểu về các nguyên tắc, đối tượng có quyền khởi kiện trong tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.

  1. Khái niệm tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp

 Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu là các tranh chấp trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp , quyền ưu tiên, sử dụng trước một số đối tượng sở hữu công nghiệp, tranh chấp quyền tác giả, các nghĩa vụ giữa chủ sở hữu và tác giả một số đối tượng sở hữu công nghiệp và một số tranh chấp khác.

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp

 Quyền sở hữu công nghiệp thuộc lĩnh vực dân sự. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp cơ bản theo những nguyên tắc của giải quyết tranh chấp dân sự,

  • Thương lượng,tự dàn xếp giữa các bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
  • Hòa giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhà nước, các bên tôn trọng lợi ích chung của xã hội về sở hữu công nghiệp,và quy định của pháp luật
  • Đảm bảo công khai,khách quan, kịp thời, đúng pháp luật, có thể có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
  • Trường hợp không tự thương lượng, hòa giải được và một bên có đơn yêu cầu giải quyết , hoặc một bên từ chối thương lượng, hòa giải thì việc giải quyết tranh chấp được tiến hành tại Tòa án.
  1. Người có quyền khởi kiện

  • Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
  • Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp , thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
  • Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý.
  • Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.
  • Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu qua hợp đồng li- xăng.
  • Người biểu diễn, tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh,truyền hình.
  • Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu và được tư vấn quý khách vui lòng truy cập tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *