Phân biệt giữa sáng chế và phát minh

Sáng chế và phát minh là 2 thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn. Nhưng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hai thuật ngữ đó lại có  khác biệt cơ bản. Vậy sự khác biệt đó là gì ? Mời mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1.Khái niệm :

       Phát minh : là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. VD: Issac Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn

      Sáng chế : là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. VD : Nobel sáng chế ra công thức thuốc nổ .

2.Bản chất:

      – Phát minh : là những thứ đã tồn tại khách quan, chỉ có trong khoa học tự nhiên. Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Phát minh không có tính mới.

       – Sáng chế : Không tồn tại sẵn trong tự nhiên. Sáng chế phải qua quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể áp dụng vào sản xuất & đời sống. Sáng chế có giá trị thương mại.

3 Hình thức bảo hộ:

       – Phát minh: là đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả. Phát minh không được bảo về nội dung mà nó chỉ được bảo hộ về hình thức.

       – Sáng chế: Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ độc quyền về nội dung

4.Điều kiện bảo hộ :

       – Phát minh: Để được bảo hộ, 1 phát minh cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13&14 Luật sở hữu trí tuệ

      – Sáng chế : được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau

            + Có tính mới (So với thế giới). :

            + Có trình độ sáng tạo;

            + Có khả năng áp dụng công nghệ;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *