Pháp luật Việt Nam về Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, điều đó tất yếu dẫn đến việc pháp luật cần phải có các cơ chế điều chỉnh về vấn đề này. Bài viết này đề cập đến một số quy định cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu nổi tiếng ở những khía cạnh sau:

  1. Khái niệm

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, “nhãn hiệu nổi tiếng” là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Với định nghĩa này, có thể hiểu rằng một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không cần phải được biết đến rộng rãi trên toàn cầu và ngược lại. Nói cách khác, một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới vẫn có thể không được công nhận là nổi tiếng ở Việt Nam nếu nó không thỏa mãn yêu cầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam.

  1. Thời hạn bảo hộ

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tự động mà không nhất thiết phải thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền.

  1. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Theo Điều 75 Luật SHTT, Để chứng minh một nhãn hiệu nổi tiếng và cần được bảo hộ bởi chế định pháp lý đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét 08 tiêu chí sau đây:(i) số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

  • phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  •  doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  •  uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;\
  •  số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • giá chuyển nhượng

Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể, nhưng có thể hiểu ở góc độ lý luận rằng các tiêu chí này không phải và không thể là cố định và duy nhất. Có thể thấy rằng toàn bộ các tiêu chí được quy định chủ yếu mang tính thông tin, chung chung và định tính theo đó trên thực tế, các tiêu chí này khó có thể được áp dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, các tiêu chí này nên được tòa án và các cơ quan có thẩm quyền vận dụng một cách linh hoạt tùy theo thực tế của từng vụ việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tiêu chí khác dựa trên chứng cứ và lập luận do người nộp đơn đưa ra.

Về phía chủ sở hữu nhãn hiệu, Để chứng minh cho sự nổi tiếng của nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu phải cung cấp đầy đủ các thông tin để làm rõ các tiêu chí được quy định tại Điều 75 nói trên, bao gồm nhưng không giới hạn các thông  được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2007-TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn chi tiết Nghị định 103/2006-ND-CP ngày 22/9/2006 về thi hành các quy định của Luật SHTT liên quan đến quyền SHCN.

Một số nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam: Vinamilk, Petrolimex, Vinacafe, Nike,…

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *