Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành

Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ luôn được các chủ thể tôn trọng và bảo vệ thì cơ quan nhà nước đã đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Do đó mà chế định về quản lý nhà nước cũng được pháp luật quy định chi tiết trong Luật sở hữu trí tuệ. Cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề “Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành” để biết pháp luật quy định ở đâu và quy định như thế nào.

1.Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Pháp luật quy định những nội dung cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện, căn cứ quy định tại Điều 10 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019:

  • Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.
  • Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.
  • Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
  • Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quản lý nhà nước chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm: Chính phủ, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp với trách nhiệm của từng cơ quan được quy định tại Điều 11 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 như sau:

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
  • Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.
  • Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *