Tình trạng đăng ký bằng sáng chế ở Việt Nam hiện nay

Tình trạng đăng ký bằng sáng chế hiện nay. Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. Việc bảo hộ sáng chế ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc đăng ký sáng chế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong lễ trao trao giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017 cho 2 nhà khoa học là PGS.TS. Nguyễn Sum (Trường ĐH Quy Nhơn) với công trình “Về bài toán hit của Peterson”, GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam (Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) đã phát biểu về việc nền khoa học của Việt Nam so sánh với các nước khác xung quanh thì vẫn còn khoảng cách lớn. Ông lấy dẫn chứng, số công trình khoa học công bố trên các tạp chí ISI của Việt Nam trong 5-6 năm vừa qua tăng 20%. Nhưng nhìn xung quanh, chúng ta chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/4 của Malaysia, 1/5 của Singapore. Bằng sáng chế được cấp ở Việt Nam, trong 5 năm gần đây tăng 60%. Nhưng so với thế giới thì chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 của Malaysia, 1/30 của Singapore, 1/1240 của Hàn Quốc và 1/3170 của Trung Quốc.

Việt Nam tham gia Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT) năm 1993 đến nay, mới chỉ có tổng cộng 92 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế ra nước ngoài mà người Việt Nam nộp qua hệ thống PCT, tức trung bình mỗi năm có vỏn vẹn 4 đơn. Điều này cho thấy tình trạng nghèo nàn của nền khoa học kỹ thuật nước ta so với thế giới. Song có một điều khá tích cực là riêng năm ngoái, số lượng đơn nộp qua hệ thống PCT là 16 đơn.

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng này:

Trước hết, nguyên nhân xuất phát từ những đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, quyền sở hữu chưa được rõ ràng nên các chủ sở hữu không đăng ký.

Ở nước ta, chính sách, cơ chế hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các kết quả KH&CN chưa thực sự đầy đủ. Đặc biệt là việc bảo hộ quốc tế trong khi nhà khoa học thì không đủ tiền để bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, để thương mại hóa kinh doanh kết quả nghiên cứu (sáng chế, giải pháp hữu ích…), các kết quả đó phải được định giá mà hiện nay chúng ta chưa ban hành được các quy định hướng dẫn chi tiết nên cũng không thể triển khai thương mại hóa.

Các nhà sáng chế từ trước đến nay vẫn vướng mắc e ngại thủ tục cấp bằng độc quyền sáng chế, độc quyền giải pháp hữu ích từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quá lâu, thông thường ít nhất 31 tháng và không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ cục khi mang sáng chế ra đăng ký tại nước ngoài.

Chính những vấn đề này là rào cản hạn chế số lượng sáng chế và khả năng thương mại hóa sáng chế của các nhà KH&CN ở nước ta.

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *