Tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên internet ở Việt Nam

Internet đã và đang là công cụ hữu hiệu giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận đến tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vào bất kỳ thời gian, địa điểm nào do người dùng tự lựa chọn. Tuy nhiên, Internet cũng là “con dao hai lưỡi” khiến cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên internet ở Việt Nam ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng.

Trên môi trường Internet, mức độ vi phạm bản quyền diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp. Việc xem hoặc tải miễn phí các bộ phim, bài hát, nội dung phát sóng các chương trình truyền hình… từ các trang web bất hợp pháp diễn ra nhan nhản, khiến thu nhập cũng như tâm huyết sáng tạo của các tác giả, nghệ sĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều chương trình phải chi kinh phí lớn mua bản quyền nhưng lại bị đài khác thu lại phát sóng mà không trả phí bản quyền; nhiều chương trình bị sao chép, phát tán tràn lan trên internet, in băng đĩa bán trên thị trường… Thậm chí còn xảy ra tình trạng người xem quay lén (livestream) phim đang chiếu tại rạp lên mạng xã hội, khiến  nhà sản xuất phim thất thoát hàng trăm triệu đồng. Có thể kể đến một số phim Việt Nam bị livestream ngay tại rạp và đăng lên mạng xã hội như: Em chưa 18, Cô Ba Sài Gòn, Lật mặt 3,… gây ra nhiều tổn thất cho nhà sản xuất phim

Ngoài ra, việc xâm phạm quyền tác giả trên mạng gia tăng cũng xuất phát từ chính ý thức của một bộ phận không nhỏ người sử dụng mạng. Nhiều người không nắm được các quy định của luật Sở hữu trí tuệ, không biết hoặc không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực thi quyển tác giả, quyền liên quan. Tiếp đến là thói quen sử dụng “miễn phí” của người dùng mạng cũng khiến cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả phổ biến hơn. (Ví dụ; phimmoi.net, bilutv.com, phimbathu.com, hdonline.vn, banhtv.com là top 05 website xem phim miễn phí vi phạm bản quyền phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, chỉ từ tháng 3/2018 – 5/2018 đã tăng trưởng hàng chục triệu lượt xem).  Điều này dẫn tới việc các nhà cung cấp dịch vụ trung gian bị thất thu nên phải tìm cách bù đắp thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó không ít đơn vị tìm cách trốn tránh nghĩa vụ trả phí bản quyền cho chủ sở hữu.

Cuối cùng phải kể đến các quy định của pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Dù các quy định pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã có tương đối đầy đủ, tuy nhiên riêng với môi trường số – internet vẫn thiếu cơ chế pháp lý về chặn – gỡ từ ISP (quyền truy cập sử dụng internet). Bên cạnh đó là sự bất cập trong việc phối hợp với các quan chức năng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế, chưa xử lý nghiêm các vụ vi phạm…nên chưa đủ tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị có vi phạm trong vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan…

Vậy, cần có những giải pháp nào để hạn chế được tình trạng trên ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *