Trường hợp xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Để  được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện sau: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.Vi phạm kiểu dáng công nghiệp không phải là quá mới trong hoạt động kinh doanh hiện nay.

Vậy trường hợp thế nào thì bị coi là xâm phạm kiểu dáng công nghiệp? Bài viết dưới đây BrisLaw sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin những trường hợp xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.

Hành vi xâm phạm quyền kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2011 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ – CP ngày 21/9/2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hành vi xâm phạm quyền kiểu dáng công nghiệp được quy định như sau:

  1. Một số lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp:
  2. a) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
  3. b) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài gần như chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
  4. c) Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
  5. d) Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ, phần mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *