3 Lưu ý khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hiện hành

3 Lưu ý khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hiện hành. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tuy nhiên thực tế có nhiều cá nhân/ tổ chức khác không được cho phép đã lợi dụng, xâm phạm quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu nhằm mục đích xấu. Vì vậy, bài viết sau sẽ làm rõ nội dung về quyền tác giả, phạm vi và những hạn chế để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về quyền này.

1.Nội dung quyền tác giả

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm), quyền này không thể chuyển giao cho người khác, không mất đi khi tác giả mất hoặc tác phẩm hết thời hạn bảo hộ. Ngược lại, quyền tài sản là những quyền mang lại lợi ích bằng kinh tế cho tác giả/chủ sử hữu, có thể chuyển giao cho người khác thông qua nhiều hình thức như mua bán, tặng cho, cho phép người khác sử dụng.

Quyền nhân thân

Theo pháp luật quy định tại điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định chi tiết quyền nhân thân bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

Căn cứ quy định tại điều 20 Bộ luật này thì quyền tài sản bảo gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Nhìn chung, chủ sở hữu quyền tác giả có toàn quyền sử dụng tác phẩm của mình hoặc cho phép, chuyển nhượng lại quyền trên và nhận lại lợi ích từ việc khai thác đó theo thỏa thuận giữa các bên.

Tuy nhiên như đã nói ở trên thì quyền nhân thân sẽ luôn được bảo hộ vô thời hạn và không bị mất đi vì nguyên nhân gì. Vậy còn quyền tài sản có được bảo hộ vĩnh viễn như quyền nhân thân không? Câu trả lời là không, pháp luật chỉ cho phép chủ sử hữu sử dụng quyền năng này trong thời hạn bảo hộ được quy định chi tiết tại Điều 27 của luật này. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản phụ thuộc vào loại hình tác phẩm.

2. Tiền thù lao

Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 này thì tổ chức, cá nhân khi muốn khai thác và sử dụng tác phẩm của người khác phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Pháp luật không có quy định chi tiết mức thù lao tối thiểu mà để các bên tự do thỏa thuận bởi việc đây là một hình thức của hợp đồng mua bán trong dân sự, các bên “thuận mua vừa bán”.

3. Hạn chế quyền tác giả 

Như điều trên quy định đã khai thác, sử dụng tác phẩm của người khác phải trả lại một giá trị lợi ích theo thỏa thuận của các bên, tuy nhiên Pháp luật lại quy định các trường hợp ngoại lệ mà theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác tác phẩm không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao như: sao chép nhằm mục đích nghiên cứu, trích dẫn tác phẩm để giảng dạy,… (Điều 25, 26 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019)

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký bảo hộ quyền tác giả, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *