Đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật

‘Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hay bạn muốn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế,… và đang tìm tổ chức hỗ trợ thực hiện có chuyên môn khác văn phòng/công ty luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành trên phương diện định nghĩa, phạm vi quyền và trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp.

1. Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?

+ Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).

+ Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 151 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, bao gồm:

  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  •  

    Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

2. Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp

Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 152 Luật này, trong đó nội dung quy định như sau:

“1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được ủy quyềnđược phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền.

2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;

c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.”

3. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 153 Luật này)

  • Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;
  • Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
  • Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;
  • Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.

Lưu ý: Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết “Đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật”, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *