Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

Trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định các điều kiện chung để đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp (i) tính mới (ii) tính sáng tạo (iii) khả năng áp dụng công nghiệp. Vậy liệu có đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

1. Khái niệm cơ bản

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp giúp phân biệt các sản phẩm với nhau.

Điều kiện bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp như đã nói sơ qua ở phần mở đầu, đó là bao gồm 3 điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Qua đây thấy được kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm trí tuệ cao, đòi hỏi sự đầu tư  nhiều về vật chất và chất xám, công sức lao động trí tuệ. Do vậy mà Nhà nước có cơ chế thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ điều 62 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

Ví dụ: Không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bánh xe có hình tròn do đặc tính bắt buộc của bánh xe là hình tròn; hình xoắn ốc của mũi khoan, hình lỗ tròn ở cây kim, mặt phẳng ở lưỡi dao,…

  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Vì không thể tạo ra hàng loạt hay đưa vào sản xuất công nghiệp công trình xây dựng và hình dáng các công trình chỉ mang giá trị thẩm mĩ thuần túy, không đáp ứng yêu cầu ứng dụng trong công nghiệp.

Ví dụ: Không được bảo hộ kiểu dáng với hình dáng của căn nhà, chung cư hay nhà máy.

  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Hình dáng của pitong, động cơ xe máy, độc cơ máy bay….

Ngoài ra, hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dáng của người có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về câu hỏi: “Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?”, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cách thức liên hệ:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *