Nghĩa vụ chứng minh trong vụ kiện xâm phạm quyền tác giả

Nghĩa vụ chứng minh trong vụ kiện xâm phạm quyền tác giả. Hiện nay trong thực tế, không thiếu các vụ tranh chấp liên quan đến bản quyền tác giả và rất nhiều vụ việc phải giải quyết tại tòa án. Như vậy thì khi ra tòa, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên nào? Có thể sử dụng tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc sở hữu của mình? Cùng theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan cho vấn đề này.

1. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:”  Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.”

Như vậy tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là tranh chấp dân sự được khởi kiện và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó, cả người bị kiện và người kiện đều có quyền và nghĩa vụ chứng minh với những cáo buộc, lập luận mình đưa ra.

2. Tài liệu chứng cứ cần để chứng minh quyền tác giả

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Bộ luật này cũng quy định về các chứng cứ nguyên đơn có thể cung cấp nhằm chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả như sau:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;

+ Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;

+ Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

+ Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Tòa án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó.
  • Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại.

Qua đây có thể khẳng định được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ sở hữu đối với tác phẩm là sản phẩm trí tuệ sáng tạo của mình.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Nghĩa vụ chứng minh trong vụ kiện xâm phạm quyền tác giả, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *