Quy trình đăng ký quyền tác giả đối với Logo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh điều được quan tâm đầu tiên là việc tạo được thương hiệu, hình ảnh cho sản phẩm của mình để người tiêu dùng có thể nhận biết, phân biệt với các sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác. Trước khi tiến hành đầu tư xây dựng hình ảnh, doanh nghiệp phải có cho mình 1 logo thương hiệu riêng, khác biệt với các logo thương hiệu đã có trên thị trường, và nên đăng ký với cơ quan Nhà nước để tránh được các hành vi xâm phạm nhằm mức đích sinh lời từ các đối tượng khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn Quy trình đăng ký quyền tác giả đối với Logo tại Việt Nam.

1. Người có quyền đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả . Trong đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Các loại hình tác phẩm được đăng ký

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định các loại hình tác phẩm sau được đăng ký quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Như vậy, logo đăng ký tại Cục bản quyền tác giả thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì theo luật định nghĩa: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

3. Quy trình đăng ký Logo

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • 02 bản hình ảnh logo đã thiết kế để đăng ký quyền tác giả (01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký)
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ kết quả

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến địa chỉ sau:

– Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

– Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 028.39 308 086

– Tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. ĐT: 023.63 606 967

Nếu bạn còn thắc mắc về quy trình đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ Bris Law để được hỗ trợ. Bris Law có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, thường xuyên hỗ trợ đăng ký bản quyền logo sẽ giúp đỡ bạn soạn và theo dõi hồ sơ.

Thông tin liên hệ Bris Law:

Điện thoại: 096 551 9921

Website: brislaw.com luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *