Quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan

Quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan là gì? Pháp luật quy định quyền này như thế nào? Đối với hành vi xâm phạm quyền này bị xử phạt ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1.Quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan là gì?

Áp dụng biện pháp công nghệ là một trong các quyền tự bảo vệ của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019.

Trong Nghị định 100/2006/NĐ-CP cũng nêu định nghĩa việc áp dụng biện pháp công nghệ. Đây là hành vi nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.

2. Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan

Căn cứu quy định tại Điều 35 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

STT Hành vi vi phạm Mức phạt
1 Hành vi dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
2 Hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình. 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
3 Hành vi phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
4 Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
5 Hành vi cố ý thu và phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa mà không được phép của người phân phối hợp pháp. 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản này.

Bris Law hân hạnh được hỗ trợ cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gìhãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Tầng 6, 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *