Quyền của tổ chức phát sóng theo Luật sở hữu trí tuệ

Tổ chức phát sóng là một trong các chủ thể của quyền liên quan. Pháp luật quy định về chủ thể này như thế nào? Quyền của tổ chức phát sóng theo Luật sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1.Tổ chức phát sóng là ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 định nghĩa tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng, cụ thể là tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình và tổ chức phát tín hiệu vệ tinh.

2. Đối tượng của tổ chức phát sóng:

Là chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật này:

“a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Đối tượng này chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền của tổ chức phát sóng (căn cứ Điều 31 Luật này)

“1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

c) Định hình chương trình phát sóng của mình;

d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.”

Lưu ý trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

“Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.”

4. Thời hạn bảo hộ

Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Quyền của tổ chức phát sóng theo Luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *