SO SÁNH NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI

Có thể thấy, nhãn hiệu và tên thương mại về cơ bản là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên thực tế, do những điểm giống nhau nhất định về mặt hình thức mà mọi người vẫn thường nhầm lẫn. Để có thể so sánh, chúng ta cần căn cứ vào các quy định của pháp luật một cách cụ thể nhất. Sau đây công ty tư vấn Bris xin đóng góp một số tiêu chí :

1. Giống nhau:

– Cả nhãn hiệu và tên thương mại đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt.

– Chúng đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.

–  Nhãn hiệu và tên thương mại đều phải khả năng phân biệt.

2.Khác nhau:

2.1.Khái niệm.

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009)

Tên thương mại” là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” (Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009).

2.2.Đối tượng.

– Nhãn hiệu : Hàng  hóa và dịch vụ

– Tên thương mại: Chủ thể kinh doanh

2.3. Căn cứ xác lập

– Nhãn hiệu: Quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 LSHTT. Theo đó:

+ Nhãn hiệu thông thường được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

– Tên thương mại : Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 LSHTT thì được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần đăng ký.

2.4.Dấu hiệu

– Nhãn hiệu: Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh

Tuy nhiên, đối với những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT thì không được bảo hộ.

– Tên thương mại: Chỉ có thể là dấu hiệu từ ngữ; không bảo hộ màu sắc, hình ảnh. Gồm 2 thành phần: Mô tả và phân biệt.

2.5. Số lượng.

– Nhãn hiệu: Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu.

-Tên thương mại: Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại.

2.6.Điều kiện.

– Nhãn hiệu:  Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

-Tên thương mại: Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại.

2.7.Chủ thể có quyền đăng kí.

– Nhãn hiệu:  Theo quy định tại Điều 87 bao gồm cá nhân, tổ chức thành lập hợp pháp

-Tên thương mại: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 là tất cả các cá nhân tổ chức không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp

2.8.Chủ thể có quyền sử dụng.    

-Nhãn hiệu: Cá nhân, tổ chức, thành viên của công ty.

Tên thương mại: Là các chủ thể kinh doanh.

2.9.Phạm vi bảo hộ

-Nhãn hiệu: Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc.

-Tên thương mại: Chỉ bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

2.10.Thời hạn bảo hộ        

-Nhãn  hiệu: 10 năm, có thể gia hạn ( khoản 6 Điều 93)

-Tên thương mại: Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

2.11.Chuyển giao quyền   

-Nhãn hiệu: Được phép chuyển nhựơng quyền sở hữu (theo quy định tại khoản 5 Điều 139 LSHTT) .Được phép chuyển giao quyền sử dụng

– Tên thương mại: Được phép chuyển nhượng theo  khoản 3 Điều 9

Không được phép chuyển giao quyền sử dụng theo khoản 1 Điều 142

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *