Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là gì?

“Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là gì?” Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi bàn về sáng chế. Đa phần họ chỉ nghe thấy cụm từ “hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế” chứ không biết về yếu tố xâm phạm. Vậy thì yếu tố và hành vi xâm phạm có khác nhau không? Pháp luật quy định về yếu tố xâm phạm như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Các khái niệm cơ bản

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế được hiểu là các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu đối với sáng chế của họ. Trong đó bao gồm các hành vi sau:

  • Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  • Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
  • Quyền tạm thời quy định:

    + Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

    +Trong trường hợp đã được thông báo như trên mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Yếu tố xâm phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.

Như vậy chúng ta hiểu rằng một tổ chức, cá nhân không được chủ sở hữu cho phép đã thực hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế đó. Việc xâm phạm được biểu hiện, để lại hậu quả là yếu tố xâm phạm.

2. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế

Căn cứ quy định pháp luật tại điều 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
  • Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, toà nhà 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com ; luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *