Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ năm 2021 theo quy định

Câu hỏi: “Kính chào Bris Law, tôi có câu hỏi như sau mong được giải đáp. Hiện này tôi thấy tràn lan trên các trang mạng xã hội là nhãn hiệu này của công ty X, bài hát này là bản quyền công ty Y,… Như vậy thì chúng ta căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ năm 2021 theo quy định của luật nào? Đó là những căn cứ nào?”

Trả lời: Bris Law cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây.

Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc dựa vào các yếu tố đó chúng ta biết tác phẩm, cuộc biểu diễn, hãy nhãn hiệu, sáng chế,… là của ai, ai có quyền với chúng và được pháp luật công nhận bảo hộ dưới hình thức nào.

Theo đó, tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, Điều 6 có quy định căn cứ xác định như sau:

  • Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
  • Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
  • Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có). Trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.
  • Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
  • Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Như vậy, tùy thuộc vào từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà việc căn cứ xác lập bảo hộ sẽ khác nhau.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ năm 2021 theo quy định, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *