Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Để xác định hành vi của tổ chức, cá nhân có hay không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, ta phải căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

1.Các hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật

Trong luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 đã quy định hành vi nào là hành vi bị coi là xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ và quy định ở từng điều luật khác nhau

+ Hành vi xâm phạm quyền tác giả: Điều 28

+ Hành vi xâm phạm quyền liên quan: Điều 35

+ Hành vi xâm phạm đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: ĐIều 126

+ Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: Điều 127

+ Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: Điều 129

+ Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng: Điều 188

2. Căn cứ xác định hành vi có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không

Theo quy định của Điều 5 Nghị định này thì hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các điều trên khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng bị xem xét được định nghĩa trong điều 3 Nghị định này. Là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải đối tượng bị xâm phạm hay không. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ theo quy định tại điều 6 Nghị định này. Giả dụ đối tượng bị xem xét là nhãn hiệu thì nhãn hiệu này vẫn phải trong thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày cấp bằng hoặc gia hạn.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm phạm được quy định cụ thể trong điều 7 đến điều 14 và phải được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi để lại hậu quả.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nghĩa là không phải những người thuộc điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Chú ý: hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ , hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *