Cơ chế bảo hộ các tác phẩm phát thanh, truyền hình

Các tác phẩm phát thanh, truyền hình được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ như thế nào?
Các tác phẩm phát thanh, truyền hình được bảo hộ dưới dạng là tác phẩm báo chí (báo hình) theo Điều 14.1.c Luật SHTT, do đó các các quyền nhân thân và quyền tài sản theo Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyền nhân thân bao gồm quyền đặt tên, đứng tên, công bố, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là vô thời hạn (Khoản 1 Điều 27 Luật SHTT).

Quyền tài sản bao gồm làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, sao chép, phân phối, truyền đạt đến công chúng, cho thuê. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản là từ thời điểm công bố đến hết cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả (đồng tác giả cuối cùng) chết.

Đối với hành vi phát sóng những tác phẩm phát thanh, truyền hình mà không xin phép chủ sở hữu bản quyền, thì có chế tài nào cho tổ chức hoặc cá nhân đã phát sóng không?
Sử dụng Tác phẩm báo chí đã công bố mà không trả tiền nhuận bút, thù lao là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28.8 Luật SHTT: “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này”.

Biện pháp hành chính: phạt tiền dựa theo hành vi và tính chất cụ thể của việc xâm phạm với mức phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ bản sao TP ghi âm, ghi hình trên môi trường internet theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về Xử phạt VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan.

Biện pháp dân sự: khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án theo mức thiệt hại thực tế của hành vi xâm phạm đã gây ra cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Đối với các tác phẩm phát thanh, truyền hình được phát sóng mà có thu được tiền từ quảng cáo, tài trợ, thì có phải xin phép và trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu bản quyền tác giả những tác phẩm đó không? Pháp luật có quy định nào về mức tiền bản quyền không?
Theo quy định tại Điều 26.1 Luật SHTT:

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Mức tiền nhuận bút và thù lao khi sử dụng TP báo chí (phát thanh, truyền hình) được quy định tại Nghị định số 14/2014 ngày 14/03/2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Cụ thể tại Điều 9, Chương 3, quy định về mức nhận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình với mức tối đa là từ 1 lần đến 5 lần mức tiền lương cơ sở (lương tối thiểu).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *