Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm nhựa

1, Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa

Bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng để đảm bảo đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ đó là bạn phải tiến hành phân nhóm cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình. Theo đó, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến nhựa sẽ được phân theo bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Nice 10 như sau:

– Đối với các sản phẩm nhựa

Các sản phẩm nhựa có thể phân vào nhóm 01, 09, 17, 19. 21, 22, 24 hoặc 27.

  •  Nhóm 01 chứa các sản phẩm nhựa nhân tạo dạng thô
  •  Nhóm 09 chứa vải nhựa cứu hộ
  •  Nhóm 17 chứa nhựa pec ca, nhựa nhân tạo, nhựa tổng hợp và nhựa dẻo
  •  Nhóm 19 chứa nhựa rải đường
  •  Nhóm 21 chứa sản phẩm cốc làm bằng nhựa
  •  Nhóm 22 chứa vải nhựa
  •  Nhóm 24 chứa rèm cửa làm bằng nhựa
  •  Nhóm 27 chứa tấm phủ sàn làm bằng nhựa vinyl

– Đối với các dịch vụ liên quan đến nhựa, nhựa đường sẽ được phân vào nhóm 37.

2, Tra cứu nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa

Như đã nói, các sản phẩm nhựa rất đa dạng nên có hàng ngàn nhãn hiệu, thương hiệu khác nhau. Nếu nhãn hiệu của bạn bị trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký thì đơn của bạn sẽ bị từ chối. Do đó để biết được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và điều chỉnh cho phù hợp, quý khách cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn.

Trước nhu cầu tra cứu nhãn hiệu của các doanh nghiệp, Bris Law đã cung cấp hai gói tra cứu sau:

– Tra cứu sơ bộ: Hình thức tra cứu miễn phí này sẽ cho kết quả sau 1 ngay sau khi khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu. Kết quả tra cứu sẽ đạt độ chính xác khoảng 70 – 80 %.

– Tra cứu chuyên sâu: Hình thức tra cứu này sẽ đánh giá chính xác nhất khảu năng bảo hộ của nhãn hiệu sau 1 – 3 ngày làm việc

Ngoài thực hiện tra cứu, đối với những trường hợp nhãn hiệu có khả năng bảo hộ thấp hoặc không có khả năng bảo hộ, chuyên gia Bris Law sẽ tư vấn điều chỉnh, thay đổi để nâng cao khả năng bảo hộ.

3, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa

Cục SHTT quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa phải đầy đủ các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)

– Mẫu nhãn hiệu: Nhãn hiệu trình bày rõ ràng với kích thướ trong khoảng 30×30 – 80x80mm.

– Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí

– Danh mục sản phẩm hàng hóa/dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu tương ứng

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân (Đối với chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân)

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Đối với chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức)

– Giấy ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho người khác đăng ký).

4, Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại cho sản phẩm nhựa tại Cục Sở hữu trí tuệ

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và xư lý theo trình tự 4 bước sau:

– Thẩm định hình thức đơn (1 tháng tính từ ngày tiếp nhận đơn)

Nếu đơn đáp ứng các quy định, Cục SHTT sẽ thông báo đơn hợp lệ tới người nộp đơn. Còn nếu không đáp ứng thì Cục sẽ thông báo từ chối và yêu cầu doanh nghiệp phúc đáp trong thời gian nhất định.

– Công bố đơn hợp lệ trên công báo SHCN (2 tháng tính từ ngày có thông báo đơn hợp lệ)

– Thẩm định nội dung đơn (9 – 12 tháng tính từ ngày đơn được công bố)

Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét các điều kiện khắt khe về nội dung đơn. Tương tự như thẩm định hình thức đơn, nếu không hợp lệ thì Cục sẽ thông báo từ chối và yêu cầu doanh nghiệp phúc đáp trong thời gian nhất định.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký (2 – 3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng)

Văn bằng này sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Sau khi hết hạn, doanh nghiệp được phép gia hạn thêm 10 năm và số lần gia hạn không bị hạn chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *