Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng

1, Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng

Bước đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, quý khách cần phân nhóm chính xác cho sản phẩm hàng hóa/dịch vụ tương ứng để xác định đúng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Theo bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Nice 10, thực phẩm chức năng sẽ được xếp vào nhóm 5 dựa theo phần chú thích đi kèm nhóm. Cụ thể đó là những thực phẩm dinh dưỡng và bổ sung chất dùng trong y tế.

2, Tra cứu nhãn hiệu thực phẩm chức năng

Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là thủ tục rất quan trọng mà không doanh nghiệp nào bỏ qua. Đối với nhãn hiệu thực phẩm chức năng cũng vậy, cần phải tiến hành tra cứu để biết nhãn hiệu có đáp ứng những điều kiện của Luật sở hữu trí tuệ quy định hay không. Hay nói cách khác, tra cứu là thủ tục nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu để tránh tình trạng bị từ chối bảo hộ do không đủ điều kiện.

Hiện nay tại Bris Law, quý khách chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu nhãn hiệu dưới hai hình thức sau:

– Tra cứu sơ bộ: Hình thức tra cứu này chỉ mất 1 ngày làm việc và cho kết quả chính xác khoảng 70 – 80%.

– Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Bris Law: Quý khách nên thực hiện tra cứu bằng hình thức này để có kết quả chính xác tuyệt đối.

3, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng

Tài liệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu

– Mẫu nhãn hiệu với kích thước từ 30x30mm – 80x80mm.

– Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân thì phải cung cấp Giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu (Bản sao công chứng hợp lệ)

– Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức thì phải cung cấp Giấy chứng nhận ĐKDN hoặc Giấy chứng nhận đầu từ (Bản sao công chứng hợp lệ)

– Chứng từ nộp phí và lệ phí

Ngoài ra khi quý khách ủy quyền đăng ký cho người khác hoặc đại diện công ty Bris Law thì sẽ cần bổ sung thêm Giấy ủy quyền theo mẫu do chúng tôi cung cấp.

4, Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi hoàn thành phân nhóm sản phẩm, tra cứu nhãn hiệu, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục SHTT, Cục sẽ tiến hành xử lý theo quy trình sau:

– Bước 1: Thẩm định hình thức đơn

Hình thức đơn sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí nhất định và nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí này thì người nộp đơn sẽ nhận được thông báo đơn hợp lệ. Bước thẩm định này thường mất thời gian 1 tháng tính từ ngày Cục tiếp nhận đơn.

– Bước 2: Công bố đơn hợp lệ

Sau khi thông báo đơn hợp lệ tới người nộp đơn, Cục SHTT sẽ tiến hành công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp trong khoảng 1 – 2  tháng.

– Bước 3: Thẩm định nội dung đơn

Bước thẩm định này sẽ mất thời gian nhiều nhất, từ 9 – 12 tháng tính từ ngày đơn được công bố trên công báo. Khi nội dung đơn không đáp ứng các điều kiện theo quy định, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối bảo hộ tới người nộp đơn kèm theo lý do từ chối và yêu cầu phúc đáp trong thời hạn nhất định. Còn nếu nội dung hợp lệ, đáp ứng mọi điều kiện thì Cục sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

– Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tính từ ngày ra quyết định cấp bằng và nhận đủ lệ phí cấp bằng, Cục SHTT sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong 2 – 3 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *