Phân biệt nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và thương hiệu

Phân biệt nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và thương hiệu. “Nhãn hiệu”, “nhãn hàng hóa” và “thương hiệu” là hai khái niệm không đồng nhất, có những đặc điểm riêng. 

Tại sao lại có sự nhầm lẫn là đồng nhất? “Nhãn hiệu”, “nhãn hàng hóa” và “thương hiệu” đều được người tiêu dùng coi đó là cái để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của đơn vị này với sản phẩm dịch vụ của đơn vị khác. Điều này là chính xác vì chức năng của các khái niệm đều hướng người tiêu dùng tới mục đích trên. Tuy nhiên mặc dù có mục đích như vậy nhưng không phải 3 khái niệm là đồng nhất.

1, Về phương diện pháp lý

Trong 3 khái niệm trên thì khái niệm “nhãn hiệu” là được giải thích trong điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ. “Nhãn hàng hóa” được giải thích trong điều 3, Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Còn khái niệm “thương hiệu” không được ghi nhận trong hệ thống pháp lý của Việt Nam.

Như vậy trên phương diện pháp lý, 3 khái niệm trên đã phân biệt và không cùng là một.

2, Về phương diện lý luận và thực tiễn

Căn cứ vào sự giải thích của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì “nhãn hiệu” và “nhãn hàng hóa” là những thành phần được gắn lên các sản phẩm (có thể là dịch vụ).

“Nhãn hàng hóa” được nhà làm luật xác định sẽ là dấu hiệu để người tiêu dùng xác định được các yếu tố sau của sản phẩm: tính năng, công dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần cấu tạo lên sản phẩm, đơn vị chịu trách nhiệm đối với sản phẩm…

“Nhãn hiệu” là dấu hiệu để phân biệt các loại sản phẩm dịch vụ với nhau như vậy các dấu hiệu về tính năng, công dụng, thành phần tạo ra sản phẩm… sẽ không đảm bảo được sự phân biệt giữa sản phẩm của đơn vị này với sản phẩm của đơn vị khác.

Giữa “nhãn hiệu” và “nhãn hàng hóa” là phân biệt nhưng có mối quan hệ không thể tách rời. Và “nhãn hàng hóa” sẽ bao gồm “nhãn hiệu”, “nhãn hiệu” là một bộ phận cấu thành 1 “nhãn hàng hóa” hoàn chỉnh, đây là yếu tố vật chất, con người có thể cảm nhận bằng mắt

Khái niệm “thương hiệu” là khái niệm được biết đến nhiều hơn cả trong xã hội, qua nghiên cứu, cơ bản đều thống nhất thương hiệu là một phạm trù trừu tượng, rất rộng, bao hàm nhiều yếu tố kể cả “nhãn hiệu” và “nhãn hàng hóa” và những yếu tố như sự hài lòng, sự “trung thành”, niềm tin khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng.

Để có một thương hiệu, người kinh doanh phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tạo dựng đồng thời với đó là việc giữ gìn “thương hiệu” do “thương hiệu” rất dễ tan vỡ khi chất lượng sản phẩm dịch vụ không tạo được niềm tin cho người tiêu dung. Ngược lại việc gây dựng một “nhãn hiệu” và “nhãn hàng hóa” đơn giản hơn rất nhiều.

Tuy nhiên nói như vậy cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của “nhãn hiệu” và “nhãn hàng hóa” vì đây là yêu tố gốc để xây dựng thương hiệu. Khi đã đăng ký “nhãn hiệu” và được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thì mọi hành vi xâm phạm đều bị xử lý đây là cơ sở để chủ sở hữu xây dựng một thương hiệu độc quyền lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *