Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo tại Việt Nam

Hiện nay trong các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ chỉ sử dụng “nhãn hiệu” nhằm để chỉ dấu hiệu về hình thức giúp chúng ta phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Còn lại “thương hiệu”, “logo” chỉ là cách nói khác của nhãn hiệu và thường xuất hiện trong giao tiếp, văn viết thông thường, chứ không mang đặc tính pháp lý như thuật ngữ “nhãn hiệu”. Do đó khi bạn nói muốn đăng ký thương hiệu hay logo thì được đều hiểu đây là việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Vậy quy trình thủ tục như thế nào? Hồ sơ đăng ký cần những gì? Thời gian đăng ký mất bao lâu? Bris Law sẽ phân tích để bạn nắm được thông tin cho vấn đề này.

Đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc tại Việt Nam hay không?

Như đã nói ở phần mở đầu, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Nhờ có đặc tính phân biệt của nhãn hiệu mà chúng ta biết được sản phẩm/ dịch vụ của bên này khác với sản phẩm/dịch vụ của bên khác đang có mặt trên thị trường.

Nếu nhãn hiệu chỉ để giúp chúng ta phân biệt, nhận biết sản phẩm/ dịch vụ của ai, của công ty nào thì đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc tại Việt Nam hay không? Câu trả lời là không. Vì hiện nay trong các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phải đi đăng ký cả. Tuy nhiên, mặc dù việc đăng ký thương hiệu là không bắt buộc nhưng nó lại mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể kinh doanh và Bris Law luôn khuyến khích đăng ký.

Lợi ích từ việc đăng ký nhãn hiệu mang lại là gì?

Bởi vì sao đăng ký thương hiệu (logo hay nhãn hiệu) lại mang đến nhiều lợi ích cho chủ thể kinh doanh? Thứ nhất, nhìn về phương diện pháp luật, Nhà nước có cơ chế bảo hộ chặt chẽ với các thương hiệu độc quyền đã đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Có những quy định xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu và chế tài xử phạt các hành vi ấy tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi như: xử phạt vi phạm hành chính, dân sự và thậm chí là hình sự. Những quy định này sẽ bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi gây phương hại đến lợi ích chủ sở hữu và cũng dễ dàng trong việc truy cứu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề tranh chấp trong kinh doanh thương mại liên quan đến nhãn hiệu.

Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là căn cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân/tổ chức với nhãn hiệu mà họ đăng ký.

Thứ ba, tổ chức/ cá nhân định hình cho sản phẩm/dịch của mình một nhãn hiệu thì việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ với công chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng ghi nhớ, nhận thức được sản phẩm/dịch vụ của bạn nhờ vào tên gọi, hình ảnh thể hiện trên nhãn hiệu. 

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu/ logo/ thương hiệu đăng ký

Nhãn hiệu có thể bao gồm các dấu hiệu hình ảnh hoặc chữ viết hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được trình bày, thể hiện bằng màu sắc, cấu trúc nhất định. Trước khi đi đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, bạn phải thiết kế được nhãn hiệu mà bạn định sử dụng.

Việc thiết kế nhãn hiệu hết sức quan trọng và cần nhều thời gian công sức của người thiết kế. Từ việc đặt tên đến sáng tạo hình ảnh cho nhãn hiệu làm sao để phù hợp với sản phẩm/dịch vụ lại có thể tạo ấn tượng cho người tiêu dùng thì cũng đòi hỏi sự đầu tư chất xám cao của người thiết kế. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở tính nghệ thuật và tính áp dụng, nhãn hiệu phải đảm bảo tính độc quyền khi không được trùng hay tương tự với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó.

Bước 2: Tra cứu khả năng sơ bộ nhãn hiệu

Nhằm kiểm tra xem nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã có hoặc đã đăng ký trước đó hay không thì cần phải tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu. Trường hợp trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác, chúng ta phải chỉnh sửa lại nhãn hiệu để đảm bảo khả năng bảo hộ nhãn hiệu cao khi nộp đơn đăng ký.

Trang thông tin cơ bản bạn có thể tra cứu nhãn hiệu tại đây

Hoặc liên hệ Bris Law để được tra cứu miễn phí.

Bước 3: Xác định phân nhóm của sản phẩm, dịch vụ chuẩn bị đăng ký

Việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký là bắt buộc phải có trong hồ sơ nộp lên Cục sở hữu trí tuệ. Việc phân nhóm dựa vào bảng Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế Nice. Trong đó, 34 nhóm đầu tiên cho sản phẩm, 11 nhóm tiếp theo cho dịch vụ. Tùy vào việc bạn dự định sản xuất kinh doanh dịch vụ sản phẩm nào thì sẽ phân vào các nhóm thích hợp. Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho đồng thời nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ hoặc cả sản phẩm và dịch vụ.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền chuẩn bị và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, hồ sơ gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • Mẫu nhãn hiệu logo và danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp người nộp đơn không phải chủ sở hữu);
  • Tài liệu chứng minh được hưởng quyền ưu tiên hoặc do tặng cho, thừa kế (nếu có);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận thì hồ sơ phải có thêm các tài liệu sau đây:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:

+ Tại Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hoặc nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Theo dõi đơn và nhận kết quả.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ theo dõi tình trạng đơn, và trả lời, bổ sung, sửa đổi khi có công văn yêu cầu từ Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn của bạn hợp lệ, thông qua thẩm định hình thức và thẩm định nội dung, bạn sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Thẩm định hình thức đơn

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Trong gia đoạn này, Cục sở hữu trí tuệ xem xét tính hình thức của đơn và tài liệu nộp kèm theo trong hồ sơ đăng ký. Ví dụ như Tờ khai đã đúng mẫu chưa? Phân loại hàng hóa, dịch vụ đã đúng chưa? Có đủ số lượng mẫu nhãn hiệu theo yêu cầu hay không? Mẫu nhãn hiệu có rõ nét, đảm bảo kích thước theo quy định hay chưa,.v.v.

Trong gia đoạn này, nếu đơn có sai sót về hình thức, Cục sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa lại hoặc bổ sung tài liệu sai sót, còn thiếu hoặc người nộp đơn sẽ chủ động sửa đổi bổ sung khi phát hiện sai sót. Trường hợp người nộp đơn không sửa, sửa không đạt, hoặc đơn không hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối đơn.

Trường hợp đơn hợp lệ, đơn sửa đúng theo yêu cầu thì Cục ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ gửi về địa chỉ như trong tờ khai mà người nộp đã kê khai.

Thời gian thẩm định hình thức sẽ kéo dài 1 tháng nếu đơn đúng quy định. Trường hợp cục ra thông báo sửa đổi đơn thì thời gian thẩm định khoảng 2 tháng (do Cục cho thời hạn 1 tháng để người nộp đơn bổ sung, sửa chữa thai sót theo yêu cầu)

Thẩm định nội dung đơn đăng ký

Kết thúc giải đoạn thẩm định hình thức, đơn hợp lệ sẽ đăng bố cáo trên công báo của Cục sở hữu trí tuệ. Sau đó tiếp tục đến giai đoạn thẩm định nội dung đơn. Việc này hết sức quan trọng để xem xét khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Thẩm định viên sẽ tiến hành tra cứu trên các kênh thông tin về nhãn hiệu để kiểm tra khả năng tương tự, trùng đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu này so với các nhãn hiệu đối chứng.

Nếu ngày từ ban đầu bạn làm tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu thì hầu như không phải lo về trường hợp bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng.

Lưu ý: Tuy nhiên một điều đáng ngại trong giai đoạn là bên thứ ba khác có thể nộp đơn yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn vì nhiều lý do như tên nhãn hiệu của bạn trùng với tên công ty của họ,.v.v. Và cục sẽ gửi công văn đến bạn thông báo có đơn phản đối và yêu cầu bạn phản hồi. Thông thường ở đây các khách hàng không có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ rất lúng túng không biết trả lời ra sao, hoang mang rằng nhãn hiệu của mình sẽ không thể đăng ký được,.v.v. Như vậy, bạn nên liên hệ với người có chuyên môn để được hướng dẫn kỹ lưỡng.

Trường hợp đơn đăng ký không đạt yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra thông báo về kết quả thẩm định nội dung trong đó nêu lý do và căn cứ khiến nhãn hiệu không được bảo hộ. Người nộp đơn có thể trả lời phản bác lại kết quả của Cục và đưa ra các căn cứ hợp lý để Cục tiến hành xem xét và thẩm định lại trước khi ra quyết định Từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đơn đăng ký đạt yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và Yêu cầu nộp phí, lệ phí.

Sau khi nộp phí cấp văn bằng, đơn sẽ được đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn. 

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2019 quy định hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:

“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xung quanh nhãn hiệu, thương hiệu hay logo, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *