Sao chép tác phẩm điêu khắc để giảng dạy có phải xin phép tác giả không?

“Kính chào Bris Law, tôi có câu hỏi sau: Tôi là thầy giáo dạy mỹ thuật tạo hình tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Một tháng trước, trong lần đi du lịch tại huyện Mỹ Xuyên, tôi thấy một bức điêu khắc với tạo hình lạ mắt hình ảnh chú bé đọc sách trên lưng trâu của một nghệ nhân nổi tiếng trong làng nghề. Sau khi trò chuyện với nghệ nhân, tôi biết ông đã đăng ký bản quyền cho tạo hình này. Khi về Hà Nội, tôi đã đặt làm một bức khắc giống hệt bức tượng của nghệ nhân kia để phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên ở trường. Như vậy,  việc sao chép tác phẩm điêu khắc để giảng dạy có phải xin phép tác giả không? Mong Bris Law giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!”

Trả lời: Bris Law cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước hết, chúng tôi xác định tác phẩm bạn sao chép là tác phẩm tạo hình, bởi pháp luật định nghĩa tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. (Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

Căn cứ quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

Và quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật này:

“3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Như vậy, mặc dù bạn sao chép bức điêu khắc nhằm mục đích nhân văn là giảng dạy cho sinh viên trong trường nhưng cũng phải xin phép và phải trả thù lao theo thỏa thuận với ông nghệ nhân (chủ sở hữu tác phẩm điêu khắc). Bởi vì với tác phẩm điêu khắc, cái quyết định giá trị không chỉ nằm ở tay nghề của người nghệ nhân còn thể hiện ở sự sáng tạo, chất xám trong việc tạo hình, tao hình độc nhất thì giá trị tác phẩm càng cao. Việc bạn sao chép tạo hình và giảng dạy cho nhiều sinh viên sẽ làm mất giá trị độc lạ của tác phẩm, làm phương hại trực tiếp đến lợi ích của tác giả. Như vậy pháp luật sẽ đứng về phía tác giả để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của họ không bị xâm phạm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về câu hỏi:”Sao chép tác phẩm điêu khắc để giảng dạy có phải xin phép tác giả không?” Hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *