Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được pháp luật quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành là Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019.

1. Pháp luật có quy định tại Điều 202 về các biện pháp được áp dụng để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

2. Chủ thể được áp dụng

Tòa án nhân dân các cấp thụ lý các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

3. Chủ thể bị áp dụng xử lý 

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị khởi kiện lên Tòa án.

Trong đó, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và 188 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 được chia thành hành vi xâm phạm sau:

  • Xâm phạm quyền tác giả
  • Xâm phạm các quyền liên quan
  • Xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
  • Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
  • Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
  • Xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

4. Xác định hành vi xâm phạm bằng khi có các căn cứ sau

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  •  Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Lưu ý: Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hãy liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau:

Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 6, số 207 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 096 551 9921

Email: info@brislaw.com

Website: brislaw.com và luatsohuutritue.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *